Lễ hội không thể bỏ qua ở Nhật - Du lịch Nhật Bản 2023

Lễ hội ở Nhật Bản là một phần tạo nên nét độc đáo riêng biệt cho văn hóa và con người nơi đây. Mỗi năm có hơn 300.000 lễ hội truyền thống được tổ chức ở khắp nơi trên đất nước này, lễ hội luôn hiện hữu trong cuộc sống của con người Nhật Bản mang đến sự sôi động, đông vui cho bất kỳ ai trải nghiệm.

Dưới đây là các ngày lễ hội lớn tại Nhật Bản trong khoảng thời gian từ tháng 7 – tháng 9 mà bạn nên tham gia nếu đến du lịch Nhật Bản nhé.

Kishiwada Danjiri

Kishiwada Danjiri Matsuri là một lễ hội truyền thống lâu đời của Nhật Bản được tổ chức hàng năm tại thành phố Kishiwada, tỉnh Osaka.

Kishiwada Danjiri được xem là một trong những lễ hội lớn nhất và nổi tiếng nhất của Nhật Bản, thu hút đông đảo du khách cũng như người dân địa phương tham gia.

Lễ hội này thường diễn ra vào đầu tháng Chín (theo lịch Nhật), kéo dài khoảng 2 ngày, Kiệu (danjiri) được làm bằng gỗ với các họa tiết được chế tác tinh xảo, tỉ mỉ về các cuộc chiến cổ đại và văn hóa dân gian của mỗi thị trấn.

Trong suốt lễ hội, đoàn danjiri sẽ được kéo đi xuyên qua thành phố Kishiwada bởi hàng trăm người, trong khi những người khác cùng tham gia bằng cách hô vang, nhảy múa và đánh trống để tạo nên không khí sôi động.

Mặc dù đây là một lễ hội nổi tiếng nhưng sự an toàn của các bạn nên để ý đến an toàn, vì các danjiri được kéo với tốc độ cao và có thể gây tai nạn bất cứ khi nào.

Lễ hội khiêu vũ Awa Odori

Lễ hội Awa Odori được tổ chức vào tháng 8 hàng năm thu hút hàng triệu du khách và người dân địa phương tham gia. Lễ hội diễn ra trên khắp thành phố Tokushima, đặc biệt là ở khu phố trung tâm và phố đi bộ trong khu vực trung tâm.

Awa Odori nổi tiếng với những vũ điệu truyền thống sôi động và bắt tai, mà được trình diễn bởi những nhóm khiêu vũ gọi là "ren" (連). Mỗi nhóm ren có thành viên trong mọi độ tuổi, từ trẻ em cho đến người già, và họ mặc các trang phục truyền thống kimono và yukata.

Những người biểu diễn Awa Odori sẽ di chuyển qua các con phố với những bước nhảy đặc trưng và đồng điệu với nhạc cụ truyền thống như shamisen, taiko (trống Nhật Bản), flute, và castanet. Những điệu nhảy của họ thể hiện sự vui nhộn, linh hoạt và đôi khi cũng rất hài hước, làm cho lễ hội trở thành một sự kiện vui nhộn và cuốn hút.

Điều đặc biệt là lời bài hát được hát khi nhảy múa với ý nghĩa “ Người múa trông rất ngốc, người xem cũng ngốc tại sao không cùng vào nhảy “ khiến cho lễ hội trở nên vui nhộn.

Lễ hội Nebuta


Lễ hội Nebuta là một trong những lễ hội truyền thống lớn và nổi tiếng của Nhật Bản, được tổ chức hàng năm vào tháng 8 ở thành phố Aomori, tỉnh Aomori ở phía bắc đảo Honshu.

Trong suốt lễ hội, các đoàn nebuta (còn gọi là nebuta-ren) sẽ diễu hành trên đường phố của thành phố Aomori với các tác phẩm đèn lồng được làm từ giấy Washi truyền thống.

Các Nebuta cỡ lớn có chiều cao đến 5 mét, nặng khoảng 4 tấn. Việc chế tạo một cỗ đèn lồng hoàn chỉnh phục vụ cho lễ hội không hề đơn giản. Công việc này đòi hỏi thời gian, sự tập trung cao độ cũng như sự khéo léo tỉ mỉ của những nghệ nhân làm đèn lồng.

Những người này ban đầu được gọi là Nebuta-shi (chuyên gia Nebuta). Nhưng về sau, khi mức độ thẩm mỹ và trình độ kỹ thuật của một số Nebuta-shi đạt đến mức tinh xảo, đóng góp rất lớn cho sự thành công của các lễ hội Nebuta, chính phủ đã ưu ái ban tặng cho họ một danh xưng cao quý hơn: danh nhân Nebuta - Nebuta-meijin. Từ năm 1958 đến nay, ở thành phố Aomori, chỉ có 6 người được vinh danh là Nebuta-meijin.

Lễ hội Tanabata

Lễ hội Tanabata còn được gọi là Lễ hội Sao - là một lễ hội của Nhật Bản có nguồn gốc từ Lễ hội thất tịch của Trung Quốc. Lễ hội Tanabata được tổ chức dựa theo cuộc gặp của 2 vị thần, Chức nữ Orihime và Ngưu Lang Hikoboshi.

Truyền thuyết kể rằng Orihime (織姫) là con gái của Ngọc Hoàng. Nàng dệt cửi và thêu thùa rất khéo. Khi đến tuổi dựng vợ gả chồng, Ngọc Hoàng cho nàng sánh duyên cùng chàng chăn bò Hikoboshi (彦星) sống ở phía bên kia dải Ngân Hà.

Tuy nhiên, sau khi lấy nhau, cả hai vợ chồng mải mê vui chơi bỏ bê công việc. Ngọc Hoàng nổi giận, ban lệnh chia cách hai người. Vì quá đau buồn nên cả hai đều lâm bệnh. Trước tình cảnh đó, Ngọc Hoàng cho phép hai người mỗi năm gặp nhau một lần vào ngày 7 tháng 7 âm lịch.

Vào ngày lễ hội, người Nhật viết mong ước của mình vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu khấn Orihime sẽ giúp họ khéo léo hơn trong công việc may vá, viết chữ đẹp cũng như mong muốn Hikoboshi sẽ mang đến cho họ những vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng.

Đặc biệt, đối với trẻ em, Tanabata Matsuri là một ngày hội lớn. Ở trường và ở nhà, bọn trẻ sẽ cùng nhau trang trí cho các cành trúc mà ở đó chúng sẽ treo những mảnh giấy ghi rõ mơ ước của mình.

Xem thêm :

Khám phá Nhật Bản 2023: Nagoya - Nara - Osaka - Kyoto - Núi Phú Sĩ - Tokyo 6N5Đ

Du lịch Nhật Bản 2023: Osaka - Kobe - Kyoto- núi Phú Sỹ - Tokyo 6N5Đ

  • Chia sẻ
Các Bài Viết Liên Quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

Anh Khổng Minh Đức

Đến từ Hà Nội

Mình và vợ đi tour Châu Âu tháng 10 của công ty. Chuyến đi vô cùng thú vị, 2 vợ chồng đã có chuyến honeymoon đáng nhớ. Cảm ơn các bạn nhân viên tour đã tư vấn nhiệt tình. Mình sẽ ủng hộ tiếp

Anh Nguyễn Quang Long

Đến từ Hà Nội

Mình cùng gia đình vừa qua có chuyến tour từ ngày 17/5 tới ngày 21/5 rất vui vẻ. Với chuyến đi Thái Lan trong 5 ngày, gia đình mình có nhiều kỷ niệm bên nhau.Về ăn uống tại Thái lan khá OK...

Chị Bùi Bích Thảo

Đến từ Hải Phòng

Nhà mình hay đi combo và tour trong nước của dulich SP. Đặt dịch vụ qua công ty được giá tốt hơn tự đặt và đặt ở bên khác. Năm nay đã đi combo Phú Quốc và Sapa. Sang năm cả nhà đang có kế hoạch đi Thái Lan, sẽ đặt qua SP luôn!

chị Nguyễn Hạ Lâm

Đến từ TP. Hồ Chí Minh

Công ty mình tổ chức team building qua dulich SP, cả đoàn đã rất vui và có thời gian thưởng thức những trò chơi thú vị. cty được ở khách sạn tốt, đồ ăn cũng rất OK. recommend cho mọi người sử dụng dịch vụ!

Cô Trần Thị Trâm

Đến từ Quảng Ninh

Tôi đã đi Hàn Quốc cùng bạn tháng 7 vừa rồi. Chuyến đi rất thú vị, cảnh đẹp, đồ ăn hợp khẩu vị. Nhân viên tư vấn rất chu đáo, hướng dẫn viên rất quan tâm tới đoàn.